Previous slide
Next slide

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

Trẻ chậm nói sẽ ổn khi trưởng thành

TTO – Các nhà nghiên cứu Úc vừa công bố phát hiện sau 15 năm nghiên cứu và khẳng định biểu hiện chậm nói ở trẻ 2 tuổi gần như chắc chắn không có ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tâm lý của trẻ em. Đây là một tin vui cho những phụ huynh có con chậm nói.

Andrew Whitehouse và các cộng sự ở Trường đại học Tây Úc cho biết: “Khả năng dùng từ ngữ để diễn đạt bị chậm ở khi trẻ 2 tuổi tự nó không phải là tác nhân xấu đối với những biểu hiện hành vi hay các vấn đề liên quan đến rối loạn cảm xúc về sau”.

Như vậy, các các bậc cha mẹ chỉ cần áp dụng chiến thuật chờ đợi nếu đang là phụ huynh có con chậm nói, với điều kiện trẻ phát triển bình thường các năng lực khác.

Khoảng 7-18% trẻ 2 tuổi bị chậm nói và phần lớn hoàn toàn bình thường khi vào tuổi đến trường. Một số nghiên cứu trước đó cho rằng trẻ chậm nói có thể gặp các vấn đề về tâm thần nhưng ảnh hưởng lâu dài là chưa được khẳng định.

Nghiên cứu thực hiện đối với 1.400 trẻ 2 tuổi. Cha mẹ các bé được yêu cầu điền vào các bảng hỏi để đo lường khả năng ngôn ngữ của bé khi phải phản ứng tức thời.

Khoảng 1 trong số 10 trẻ 2 tuổi trong kiểm tra trên có vấn đề liên quan đến chậm nói. Các trẻ này chỉ nói được khoảng 15% trong số 310 từ thông dụng. Thông thường, trẻ 2 tuổi có thể nói vài trăm từ.

Các biểu hiện tâm lý của trẻ chậm nói, theo quan sát của phụ huynh thường là quá rụt rè, buồn và thụ động. Tuy nhiên, sự khác biệt này biến mất ở tuổi lên 5, khi các phụ huynh được trắc nghiệm về hành vi của trẻ lần thứ hai. Và chúng không hề lặp lại cho đến thời điểm nghiên cứu này được công bố, các trẻ được 17 tuổi.

Theo Whitehouse và các đồng sự, các biểu hiện tâm lý như buồn rầu hay rụt rè có thể là do trẻ bực bội vì không thể trò chuyện như ý, chứ không phải do các vấn đề tự thân của bé. Tuy nhiên, họ vẫn lưu ý việc quan tâm đầy đủ đến con cái là cần thiết vì chứng chậm nói lâu dài nhiều khả năng liên quan đến các vấn đề tâm lý.

HỒNG VÂN (Theo AFP)

Facebook
Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM