Previous slide
Next slide

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

Bệnh Whitmore: Vi khuẩn ‘ăn thịt người’ đang bùng phát ở Việt Nam

Bệnh Whitmore là căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm thường gặp ở các vùng có khí hậu nhiệt đới nhưng dần bị lãng quên tại Việt Nam. Bệnh được cho là đang có nguy cơ tại bùng phát tại nước ta sau nhiều năm vắng bóng.

Whitmore còn gọi bệnh melioidosis, là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh được đặt theo tên người đầu tiên mô tả là Alfred Whitmore vào năm 1912 tại Myanmar ngày nay.

Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, do đó bệnh lây truyền thông qua tiếp xúc với đất và nước ô nhiễm. Người và động vật nhiễm bệnh do hít phải bụi hoặc những giọt nước nhỏ, uống nước ô nhiễm, và tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua đường da. Một điểm may mắn là bệnh hiếm khi lây truyền từ người qua người.

Theo Vnexpress, tại Việt Nam khoảng 70% ca Whitmore nhập viện trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11. Số bệnh nhân tăng tỷ lệ thuận với lượng mưa. Đa số bệnh nhân là nông dân, tuổi từ 50 – 70, có bệnh nền đái tháo đường hoặc bệnh mạn tính liên quan đến phổi và thận, có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi khi nhập viện.

Phương pháp điều trị chính của bệnh là kháng sinh, nếu không điều trị đúng và kịp thời người bệnh có thể tử vong với tỷ lệ khoảng 40%. Bệnh Withmore có biểu hiện lâm sàng rộng rãi, không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với bệnh khác như lao, viêm phổi thông thường. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ, bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Nhiễm trùng cục bộ: Đau và sưng khu trú, sốt, loét, áp-xe.
  • Viêm phổi: Ho, đau ngực, sốt cao, đau đầu, chán ăn.
  • Nhiễm trùng huyết: Sốt, đau đầu, khó thở, đau bụng, đau khớp, lơ mơ.
  • Nhiễm khuẩn lan tỏa: Sốt, giảm cân, đau ngực, đau cơ khớp, đau đầu, co giật.

Đặc biệt những người mắc bệnh gan, thận, phổi, đái tháo đường, thalassemia, ung thư và người suy giảm miễn dịch không do HIV thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh Withmore cao hơn.

Bệnh Withmore không có biện pháp dự phòng đặc hiệu. Những đối tượng thuộc nguy cơ cao kể trên nên tránh tiếp xúc với đất và nước tù. Người làm nghề nông nên đi ủng để tránh lây nhiễm qua chân. Đối với nhân viên y tế cần sử dụng các biện pháp bảo hộ tiêu chuẩn (áo, mũ, găng tay) để phòng tránh lây nhiễm.

Nguồn DKN

Facebook
Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM