Previous
Next

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

Giữ gìn, chăm sóc hệ thần kinh

GIỮ GÌN , CHĂM SÓC HỆ THẦN KINH

                                                                                   Bs Nguyễn Kim Phong

Cơ thể người là một khối thống nhất gồm nhiều cơ quan, bộ phận hợp thành. Các “ đơn vị cơ sở ” đó đều có vị trí tầm quan trọng riêng của mình nhưng được quan tâm chú ý hơn cả là hệ thần kinh. Hệ thần kinh được chú ý, quan tâm không chỉ vì giữ chức năng nhiệm vụ quan trọng mà còn vì những tế bào thần kinh (noron) không có khả năng nhân lên để thay thế tế bào thần kinh nào đó bị tổn thương ,mất đi . Nói cách khác nếu một tế bào thần kinh  ‘’ ốm yếu ” hay không may mất đi thì một phần vi nhỏ nào đó của cơ thể bị thiểu năng hay không hoạt động.

Thần kinh là hệ cơ quan phân hóa cao cấp nhất trong cơ thể người, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh – nơ-ron – và các tế bào thần kinh đệm. Các nơ-ron tạo ra chất xám và chất trắng là hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh . Về cấu chúc, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận: bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh đi kháp cơ thể người , các hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo. Về tiến hóa ngoài chức năng đảm bảo sự sống, não người còn có hoạt động thần kinh cao cấp được hình thành nên từ nhiều các phản xạ rất phức tạp mà không sinh vật nào có được. Theo lý thuyết lão hóa, trong cơ thể của người trưởng thành, các tế bào được chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các tế bào phân chia thường xuyên, luôn đổi mới; như tế bào da, tế bào niêm mạc, môi, miệng … Nhóm thứ hai gồm các tế bào tuy ít phân chia hơn nhưng tiềm ẩn khả năng phát triển lớn như tế bào gan, thận … Khi gan, thận bị tổn thương (một số tế bào bị mất đi), những tế bào gan, thận lành còn lại sẽ tăng phân chia bù lại phần chức năng bị ảnh hưởng. Gan người là một cơ quan có khả năng tái tạo rất lớn. Gan có thể mất đến 75 % về lượng nhưng vẫn có thể phát triển tái tạo trở lại. Nhóm thứ ba gồm các tế bào không bao giờ phân chia. Tế bào thần kinh là một trong số những tế bào như thế. Điều đó có nghĩa là, ở người trưởng thành, lượng tế bào thần kinh không tăng theo thời gian, mà chỉ có thể giảm đi do bị tổn thương hay vì bệnh tật, tai nạn, lão hóa … Tuy hiện nay có một số phát hiện rằng vùng hải mã của não chuột (hippocampus), liên quan đến trí nhớ và sự định hướng, cũng có sự chuyển giao các tế bào. Nhưng đó chỉ là hiện tượng có tính phát hiện mà chính tác giả cũng thấy các vùng khác của não không có hiện tượng này.

Hệ thần kinh trung ương quan trọng ,  lai không có khả năng tái tạo nên cần chăm sóc , giữ gìn                                                                  để không tế bào thần kinh  nào bị tổn thương ,mất đi

Để đảm bảo chức năng “ tổng đạo diễn ” và chỉ huy các hoạt động của toàn cơ thể ; tạo hóa đã cho các tế bào thần kinh nói riêng, hệ thần kinh nói chung sớm được biệt hóa, phát triển từ tế bào “ hợp tử “ ban đầu. Hệ thần kinh có thời gian tăng trưởng chính vào những tháng cuối của bào thai và những tháng đầu của cuộc đời. Não phần quan trọng nhất của hệ thần kinh phát triển nhanh trong thời kỳ nhà trẻ mẫu giáo và tổ chức não trưởng thành 100% lúc 6 tuổi. Não lúc sinh nặng 350 g, một tuổi 900 g lúc 6 tuổi 1300g nặng như não người lớn. Không chỉ chú ý về lượng ; tạo hóa cũng tổ chức nuôi dưỡng não chu đáo. Não bộ được nuôi bởi hai hệ động mạch cảnh và hai động mạch đốt sống (động mạch thân nền ) ở hai bên cổ. Giữa chúng còn có hệ thống kết nối, liên kết với nhau trên bề mặt vỏ não và nền sọ để hỗ trợ bù trừ nhau khi một nhánh nào đó không hoàn thành nhiệm vụ (do bị co thắt, chít hẹp hay bị tắc). Bình thường não có lượng lớn máu đi qua, thường xuyên tiếp nhận khoảng 15% lượng máu tim cung cấp cho toàn cơ thể, trong khi tỷ lệ về trọng lượng nhỏ hơn nhiều.

Tạo hóa ban tặng cho con người bộ não cùng với những điều kiện có lẽ không gì ưu ái hơn cả về chức năng và nuôi dưỡng bảo vệ. Nhưng thực tế thiên nhiên nhiều khi không theo quy luật của tạo hóa. Đặc biệt trong xã hội loài người có hoạt động thần kinh cao cấp . Có sự tương quan qua lại của hệ thần kinh với chủ thể là con người; giữa con người với thiên nhiên, với những quy luật của tao hóa rất khăng khít, thường xuyên … Do đó mỗi giai đoạn của cuộc sống có những bệnh, tác nhân ảnh hưởng nhiều đến hệ thần kinh. Ở trẻ em tình trạng thiếu oxy não do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị ngạt khi sinh khó; ngộ độc khí CO do mẹ nằm than hay hít phải khói thuốc lá của bố; bị ngừng thở do đuối nước, mắc dị vật đường hô hấp … Một số bệnh hay gặp của trẻ em: bại não, tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ ảnh hưởng nhiều đến “ sức khỏe ‘’ hệ thần kinh trẻ. Khi trưởng thành gặp không ít những yêu tố độc hại  hệ thần kinh.  Rượu, thuốc lá đặc biệt ma túy dễ nhận thấy tác hại nhưng nhiều người vẫn chưa đủ quyết tâm tránh xa . Tình trạng làm việc trí não quá nhiều, thiếu ngủ, để đầu óc luôn căng thẳng v.v cũng ảnh hưởng không ít tới hoạt động của hệ thần kinh . Về già thường xuất hiện vòng luẩn quẩn tim mạch lão hóa, xơ vữa;  không cung cấp  đủ máu nuôi cơ thể. Não nói riêng, hệ thần kinh nói chung không đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là oxy sẽ hoạt động chuệch choạc, kém hiệu quả dẫn tới thiểu năng tuần hoàn não, xa sút trí tuệ. Nhiều bệnh  đặc biệt khi bị  tai biến mạch máu não  càng hệ lụy tới hệ thần kinh .

Điểm lại một số yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hệ thần kinh ở lứa tuổi khác nhau , thấy đều tiềm ẩn một nguyên nhân quan trọng là thiếu oxy cấp hoặc mãn tính trong máu đến nuôi dưỡng hệ thần kinh. Não cần được sử dụng tới 25% tổng lượng oxy cung cấp cho toàn cơ thể. Tuy bầu không khí có tới 20% oxy, đâu đâu cũng có oxy để thở nhưng không phải cơ thể ai cũng đủ oxy. Bởi oxy từ thiên nhiên vào tế bào cơ thể còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: sự tiếp nhận của phổi,  lượng và chất của máu, khả năng làm việc của tim, thông suốt của mạch máu. Do đó sống trong cùng môi trường, cùng nhà nhưng có người đủ, có người thiếu oxy.

Oxy là chất dinh dưỡng cần thiết nhất của cơ thể. Hệ thần kinh đặc biệt là não lại là cơ quan cần oxy nhất của cơ thể. Cần đáp ứng đủ “ thực phẩm ” quan trọng này cho não bằng tạo và tận hưởng môi trường xanh, sạch; hạn chế và tránh xa những chất độc hại thần kinh. Y học sức khỏe có những biện pháp giúp tăng cường oxy cho cơ thể : thể dục, thể thao, yoga , oxy cao áp. Đó là những biện pháp dễ thực hiện nhưng giữ vai trò trọng yếu, thiết thực để chăm sóc giữ gìn hệ thần kinh, tạo cuộc sống vui khỏe, trường thọ.

Facebook
Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM