Previous slide
Next slide

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

Một đêm mất ngủ làm tăng nguy cơ bệnh Alzheimer lên 17%

Mất ngủ khiến lượng ptotein trong tế bào thần kinh não tăng cao, thúc đẩy nguy cơ mắc Alzheimer lên cao hơn ở ngay cả những người đàn ông khỏe mạnh.

Alzheimer là một bệnh thuộc về não bộ, đặc trưng là mất trí nhớ, suy giảm chức năng nhận thức – Ảnh: DAILY EXPRESS

Kết luận về sự liên quan của việc mất ngủ với bệnh Alzheimer được các nhà nghiên cứu tại Đại học Uppsala (Thụy Điển) công bố trên Tạp chí Y khoa Viện Hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ hôm 8-1.

Theo đó, sau đêm mất ngủ, một loại protein giúp ổn định cấu trúc bên trong của các tế bào thần kinh não gọi là Tau sẽ tăng lên bất thường và tích tụ lại. Sau đó, các tế bào bị phá vỡ, Protein Tau vón cục lại với nhau khiến nguy cơ bị bệnh Alzheimer tăng lên tới 17%.

Điều này đúng không chỉ với những người cao tuổi mà có cả ở những đàn ông khỏe mạnh ở độ tuổi trưởng thành.

Thông thường, ở một người khỏe mạnh, Tau và các chất độc khác trong não được dọn sạch trong khi ngủ, giống như loại bỏ rác. Ngược lại ngủ ít, mất ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ sẽ khiến quá trình này bị suy yếu. Thậm chí ngủ ít còn khiến nhiều Tau phát triển và tích lũy, khiến con người dễ gặp các tình trạng sức khỏe thần kinh, ảnh hưởng sự phát triển của nhận thức.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 trên Academic của Đại học Oxford cũng cho thấy những người trung niên khỏe mạnh ngủ không ngon giấc chỉ trong một đêm đã tạo ra lượng protein amyloid beta rất lớn. Loại protein này là tác nhân khiến các mảng bám đặc trưng của bệnh Alzheimer xuất hiện. Một tuần ngủ bị gián đoạn cũng tăng lượng protein Tau.

Theo tiến sĩ thần kinh học Jonathan Cedernaes, nghiên cứu mới của Đại học Uppsala phát hiện ra những người đàn ông mất ngủ có lượng Tau tăng trung bình 17% trong máu; trong khi đó những người đàn ông có một giấc ngủ ngon chỉ tăng lượng Tau trong máu 2%.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng nghiên cứu này ở quy mô nhỏ và chưa có kết luận chính xác cơ chế của sự mất ngủ dẫn đến tăng lượng Tau trong tế bào thần kinh. Tuy nhiên, điều này thêm một lý do để khẳng định tầm quan trọng của giấc ngủ ngon đối với sức khỏe con người.

Theo đó để tránh mắc các bệnh liên quan đến não bộ như Alzheimer, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng tốt cho não thì chúng ta rất cần giấc ngủ đầy đủ.

Theo khuyến nghị của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), một người trưởng thành cần có tối thiểu 1/3 thời gian của một ngày để ngủ, tức là khoảng 7-9 tiếng mỗi ngày.

Nguồn TTO

Facebook
Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM