Previous slide
Next slide

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

Đột quỵ ở người già: Chỉ cần lơ là bạn có thể mất cha mẹ mãi mãi

Chúng ta có thể dành thời gian cho công việc, đam mê mà quên rằng quỹ thời gian dành cho cha mẹ mình là điều thật sự cần được ưu tiên. Tuổi tác càng lớn, bệnh tật tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu tích lũy càng nhiều – đây đều là ngòi thuốc nổ cho “quả bom” đột quỵ.

Đột quỵ ở người già – căn bệnh hiện hữu xung quanh tuổi tác

Người xưa vẫn nói “Sinh hữu hạn, tử vô kỳ”. Đột quỵ là một trong những căn bệnh có thể khiến chúng ta – những người con rơi vào trạng thái không kịp nói lời từ biệt với cha mẹ dù chỉ là một khoảnh khắc.

Tuổi tác càng lớn, đấng sinh thành càng đối diện với ti tỉ điều khó khăn. Từ thay đổi tính nết đến bệnh tật thay nhau “viếng thăm” như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, tăng mỡ máu, xơ vữa mạch. Chưa kể, những thói quen xấu khi còn trẻ như hút thuốc lá, rượu bia, thức khuya, căng thẳng… tích lũy theo năm tháng trở thành mối nguy cho sức khỏe khi tuổi xế chiều.

Bệnh tật, thói quen xấu kéo dài hàng thập kỷ làm hư hỏng dần các mạch máu não, khiến chúng dễ tổn thương, tắc nghẽn hoặc vỡ ra, cuối cùng gây ra cơn đột quỵ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại nước ta đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế.

Mỗi năm nước ta có hơn 200.000 ca đột quỵ, trong đó có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28% đột quỵ xảy ra dưới 65 tuổi. Điều đáng lo, theo tạp chí Stroke, có đến 85% các ca đột quỵ xảy ra sau tuổi 50.

Nhà có người lớn tuổi, hãy chú ý các dấu hiệu đột quỵ

Đột quỵ là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chi phí tốn kém mà hiệu quả không cao vì thường để lại di chứng nặng nề như tàn phế, liệt, khiếm khuyết một chức năng nào đó, không thể sinh hoạt một cách bình thường, sống thực vật.

Các nghiên cứu cho thấy, 60 – 70% người bệnh sau đột quỵ phải có sự trợ giúp một phần hay hoàn toàn, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, nếu chẳng may bị đột quỵ, việc phát hiện sớm rất có lợi cho người bệnh, có thể hạn chế khả năng tử vong cũng như di chứng sau đó.

Xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ đang đến rất gần (Ảnh minh họa)

Mỗi chúng ta cần nhớ rằng, cơ thể con người là cỗ máy tuyệt diệu. Nếu có bất thường sẽ nhanh chóng phát đi lời “cầu cứu”, việc của chúng ta là hãy lắng nghe và nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ cần nhanh chóng gọi cấp cứu và đến bệnh viện ngay.

Trong đó, biểu hiện sớm nhất của người đột quỵ là xây xẩm, chóng mặt, đau đầu dữ dội, nói khó mắt nhìn không rõ ở một hoặc hai mắt, liệt mặt, miệng méo, nhân trung lệch sang một bên. Ngoài ra, khi đang trong cơn đột quỵ, một triệu chứng khá phổ biến là một cánh tay hoặc một chân sẽ dần yếu đi và tê liệt dẫn đến cầm nắm khó khăn, đi đứng không vững, thậm chí bị ngã khuỵu.

Trong khi đợi xe cấp cứu, cần cho người bệnh nằm ở tư thế đầu cao, lưng nghiêng 45 độ để khi người bệnh bị nôn thì đờm dãi không chui vào mũi, miệng, phổi; mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp.

Người nhà tuyệt đối không cho người bị đột quỵ ăn, uống bất kỳ thuốc gì, cũng không xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu ở đầu ngón tay hay sau tai vì đây là những biện pháp không có tác dụng. Lúc này, người bệnh thường rơi vào trạng thái mê man, uống nước hay thuốc đều dễ bị sặc, làm tắc đường thở. Thực tế, từng có người tử vong vì hít sặc chứ không phải vì đột quỵ.

Nguồn : Sức Khoẻ & Đời Sống

Facebook
Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM