Previous slide
Next slide

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

Những lợi ích không ngờ của cây rau mùi

Không chỉ là hương vị và tạo mùi thơm cho món ăn, cây rau mùi còn tốt cho sức khỏe tiêu hóa, tim mạch và miễn dịch cơ thể…

Rau mùi rất quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt.

1. Công dụng của rau mùi

Rau mùi còn có tên là: Rau ngò ta, ngò rí, mùi ta…

Tên khoa học: Corindrum sativum L. Họ hoa tán: Apiaceae.

Quả mùi (thường gọi là hạt mùi) là quả chín hay phơi sấy khô của cây mùi.

Rau mùi được trồng phổ biến ở nước ta để lấy lá làm gia vị. Một số ít dùng trong ngày tết để nấu nước tắm cho thơm (thường sử dụng cây mùi già).

Rau mùi chứa nhiều chất dinh dưỡng như phốt pho, canxi, magiê, kali natri, vitamin A, B, C và K… có nhiều công dụng trong nấu nướng và cho sức khỏe…

Lá mùi được cho vào các món súp, cà ri và trong một số công thức nấu ăn của Ấn Độ hầu như không thể hoàn chỉnh nếu không có lá rau mùi.

Tây y dùng quả mùi làm thuốc trung tiện, kích thích và giúp tiêu hóa. Trong công nghiệp dùng làm nước hoa, hương liệu và rượu mùi…

2. Một số lợi ích từ rau mùi

2.1 Hỗ trợ giảm đường trong máu

Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hãy bổ sung rau mùi trong chế độ ăn uống.

TS Divya Dhawan, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, bệnh viện chuyên khoa Apollo, Nehru Enclave, New Delhi cho biết, nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng lá rau mùi có chứa các enzym hoạt hóa, giúp hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.

2.2 Hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng

Lá rau mùi rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Điều đó giúp tăng cường tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất và giúp bạn kiểm soát chứng đầy hơi và táo bón. Cung cấp chất xơ, rau mùi giúp bạn cảm thấy no hơn và ngăn ngừa ăn quá nhiều, đồng thời giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh.

2.3 Tăng cường sức khỏe tim mạch

Rau mùi cũng thân thiện với trái tim. Theo TS Dhawan, mùi có thể giúp thải lượng natri thừa ra khỏi cơ thể, từ đó giúp hỗ trợ giảm huyết áp. Hơn nữa, rau mùi cũng rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ nên nó hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tốt cho người mỡ máu.

2.4 Tăng cường hệ thống miễn dịch

Rau mùi có chứa chất chống oxy hóa như terpinene, quercetin và tocopherols chống lại tổn thương tế bào và tăng cường hệ thống miễn dịch. Theo nghiên cứu, các chất chống oxy hóa này hỗ trợ giảm viêm, ngừa ung thư và bảo vệ thần kinh.

2.5 Tốt cho mắt

Rau mùi có chứa vitamin A, vitamin C, vitamin E và carotenoid tốt cho thị lực và hỗ trợ làm chậm các rối loạn thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

2.6 Cải thiện sức khỏe của xương

TS. Dhawan cho biết, rau mùi có các khoáng chất quan trọng như canxi, phốt pho và magiê có thể làm tăng mật độ xương và hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp. Vì vậy, nếu bạn muốn có xương chắc khỏe, rau mùi có thể là một lựa chọn tốt.

Hạt mùi.

3. Bài thuốc từ rau mùi trong đông y

Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi, quả mùi được dùng thúc sởi mọc, giúp tiêu hóa, chữa ho, ít sữa.

3.1 Chữa đậu sởi không mọc:

Quả mùi 80 g tán nhỏ, rượu 100ml, nước 100ml. Đun sôi, đậy kín tránh bay hơi. Lọc bỏ bã. Phun từ đầu đến chân (trừ mặt). Đâu sẽ mọc ngay (kinh nghiệm dân gian).

3.2 Đẻ xong ít sữa

Quả mùi 6 gam, nước 100 ml. Đun sôi trong 15 hút, chia 2 lần uống trong ngày.

3.3 Mặt có những nốt đen

Quả mùi sắc nước rửa luôn, nốt đen sẽ mất dần.

Nguồn: Sức Khoẻ & Đời Sống

Facebook
Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM