Previous slide
Next slide

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

Toan táo nhân trị mất ngủ, suy giảm trí nhớ

Toan táo nhân là một vị thuốc rất phổ biến trong y học cổ truyền, có công dụng dưỡng tâm an thần, trị mất ngủ…

1. Biểu hiện của chứng mất ngủ

Thông thường cơ thể cần ngủ khoảng 7- 8 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, mất ngủ không chỉ thể hiện ở thời gian ngủ không đủ mà còn ở chất lượng giấc ngủ (ngủ không sâu, hay thức giấc, tỉnh dậy không thấy thoải mái). Mất ngủ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và vấn đề điều trị còn gặp nhiều khó khăn do điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Biểu hiện lâm sàng của mất ngủ:

– Khó đi vào giấc ngủ.

– Ngủ không sâu, thời gian ngủ ít.

– Dễ giật mình tỉnh giấc, có những người rất nhậy cảm với tiếng động hay ánh sáng.

– Cả đêm ngủ không yên liên tục mơ, có khi mơ ác mộng, cảm giác sợ hãi, dễ giật mình tỉnh giấc; cảm giác bóng đè, nói mê, hoảng hốt.

– Thức dậy sớm, tỉnh giấc khó ngủ lại.

– Sau khi tỉnh dậy tinh thần uể oải, mệt mỏi…

Những người bị mất ngủ hay suy nghĩ. Mất ngủ kéo dài dễ dẫn đến suy nghĩ thần kinh, trầm cảm, suy nhược thần kinh lại làm tình trạng mất ngủ thêm nặng lên.

Cây táo ta cho vị thuốc toan táo nhân trị mất ngủ

2. Công dụng của vị thuốc toan táo nhân

Toan táo nhân, vị thuốc được bào chế (phơi hoặc sấy khô ) từ hạt của quả táo ta (Zizyphus jujuba Lamk.), họ táo ta (Rhamnaceae).

Toan táo nhân dùng làm thuốc ngủ, an thần trong trường hợp mất ngủ, hồi hộp, lo âu, hay quên, mồ hôi trộm. Người ta còn dùng lá táo chữa viêm phế quản, khó thở, đắp ngoài chữa lở loét, ung nhọt.

Liều dùng: Ngày uống 12-24g, sắc uống, có tác dụng trấn tĩnh và gây ngủ.

Toan táo nhân có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác dưới đây.

3. Một số bài thuốc có toan táo nhân cải thiện giấc ngủ, suy giảm trí nhớ

Y học cổ truyền dựa vào các đặc điểm trên lâm sàng (biểu hiện của bệnh) để biện chứng luận, qua đó mà dùng bài thuốc phù hợp, dần dần cải thiện giấc ngủ người bệnh.

– Triệu chứng: Biểu hiện mất ngủ, thể chất suy nhược hay vã mồ hôi, tâm phiền, bồn chồn không yên, hồi hộp đánh trống ngực, giấc ngủ không sâu, ngủ hay mê.

Dùng bài: Toan táo nhân (sao thơm) 24g.

Cách dùng: Hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà. Có thể hòa thêm chút đường trắng cho dễ uống

– Triệu chứng: Mất ngủ do tâm khí bất túc, tim đập nhanh, dễ hồi hộp, hay quên, trí nhớ suy giảm.

‎Dùng bài: Phục thần 100g, táo nhân 100g.

Cách dùng: Hai vị tán vụn trộn đều, mỗi ngày lấy 20g cho vào túi vải, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là dùng được, uống trong ngày.

– Triệu chứng: Mất ngủ sau khi mắc bệnh, đầu choáng mắt hoa, trí nhớ suy giảm, giấc ngủ không sâu, nhiều mộng mị.

Dùng bài: Ngũ vị tử, kỷ tử và toan táo nhân lượng bằng nhau.

Cách dùng: Các vị thuốc sấy khô, tán vụn trộn đều, mỗi ngày lấy 6g hãm với nước sôi, sau chừng 15 phút là được, uống trong ngày.

– Triệu chứng: Mất ngủ hoặc khó ngủ, hay ngủ mê, dễ tỉnh giấc, tinh thần uể oải, hay quên, hồi hộp, trống ngực, ăn uống không ngon, người mệt mỏi…

Dùng bài: Toan táo nhân 10g, bạch truật 10g.

Cách dùng: Sắc uống trong ngày.

– Triệu chứng: Mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay mê, buồn bực, dễ cáu giận, sợ hãi vô cớ, hay quên, đầu nặng, hoa mắt chóng mặt, lưng gối đau mỏi, lòng bàn chân bàn tay nóng, miệng khô khát…

Dùng bài: Toan táo nhân 8g, hoàng liên 6g, nhục quế 3g, sinh địa 15g, tri mẫu 12g, thiên môn đông 6g, mạch môn đông 6g, bá tử nhân 6g, bạch thược 8g, a giao 8g.

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

– Triệu chứng: Mất ngủ hoặc khó ngủ, kèm theo hay hốt hoảng vô cớ, ngủ mê, dễ tỉnh giấc, đầu nặng, mắt hoa, vùng thượng vị khó chịu, đau tức hai bên sườn, miệng đắng…

Dùng bài: Toan táo nhân (sao đen) 8g, liên tử (hạt sen để cả tâm) 20g, trần bì 8g, hương phụ 12g, hạt củ cải 8g, chi tử 10g, hạn liên thảo 10g, cam thảo 6g.

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống

Facebook
Twitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM