Previous slide
Next slide

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

Trời nồm ẩm dễ bị ốm, cách nào tăng cường miễn dịch?

Trời nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc… phát triển, khiến cho chúng ta dễ bị ốm, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy giảm. Tăng cường miễn dịch là chìa khóa để ứng phó với tình trạng này.

1. Tại sao trời nồm ẩm dễ gây bệnh?

Thời tiết rất đặc trưng của mùa Xuân ở miền Bắc là mưa phùn, nồm, khiến cho không khí ẩm ướt. Độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn, nấm mốc… phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn về hô hấp (viêm mũi họng cấp tính, viêm phổi, phế quản, hen suyễn…), nhiễm khuẩn da và tăng mắc các bệnh về dị ứng…

Trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch suy yếu… rất dễ mắc bệnh.

2. Tăng cường miễn dịch cho cơ thể – chìa khóa giúp phòng ngừa bệnh

Ngoài các biện pháp làm giảm độ ẩm trong không khí như đóng kín cửa dùng máy hút ẩm, dùng điều hòa 2 chiều chế độ khô, tăng nhiệt độ trong phòng và thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường nhà, cửa kính bằng khăn khô… thì tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là rất quan trọng.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh, giúp chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Dưới đây là những cách để có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh:

2.1 Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Mặc dù không có thực phẩm hoặc chất bổ sung nào có thể ‘chữa bệnh’ hoặc thậm chí ngăn 100% khỏi nhiễm vi trùng, nhưng một số thực phẩm đã được chứng minh là giúp tăng cường khả năng miễn dịch như:

  • Trái cây có múi
  • Ớt chuông đỏ
  • Quả hạnh
  • Hạt hướng dương
  • Quả óc chó
  • Đậu
  • Tỏi

Tập trung vào các loại rau và trái cây có màu xanh đậm, đỏ và vàng chứa nhiều hóa chất thực vật, tốt cho sức khỏe. Một số bằng chứng cho thấy, chất phytochemical hoạt động giống như chất chống oxy hóa, giúp chống lại virus.

Tỏi giúp tăng cường khả năng miễn dịch…

2.2 Ăn thực phẩm chống viêm

Để tăng cường khả năng miễn dịch, hãy chú ý tới các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm cho cơ thể.

Một số thực phẩm có các đặc tính chống viêm là thực phẩm giàu axit béo omega-3, chẳng hạn như các loại cá có dầu (cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi). Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thực phẩm có axit béo omega-3 được biết là giúp cản trở các quá trình thúc đẩy viêm nhiễm trong cơ thể.

Các lựa chọn thực phẩm chống viêm khác bao gồm:

  • Dầu ô liu
  • Các loại đậu và hạt
  • Ngũ cốc chưa tinh chế
  • Trái cây

2.3 Tiêu thụ men vi sinh

Vi khuẩn trong ruột có thể ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Vì vậy, ăn thực phẩm có chứa vi khuẩn ‘tốt’, những sinh vật có lợi cho sức khỏe đường ruột sẽ tốt cho hệ miễn dịch. Thực phẩm và đồ uống lên men như kombucha, kim chi… chứa vi khuẩn “tốt”, còn được gọi là men vi sinh.

Trong một số trường hợp có thể bổ sung men vi sinh. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm và chất bổ sung chứa men vi sinh có thể không an toàn cho những người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm cả những người mắc bệnh mãn tính hoặc đang hóa trị. Do đó, cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng chất bổ sung này.

2.4 Nhận đủ kẽm

Cơ thể cần kẽm để hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Có nhiều nghiên cứu cho thấy những người có lượng kẽm thấp dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, kẽm giúp chữa lành vết thương.

Lượng kẽm được khuyến nghị là 13 mg đối với nam giới trưởng thành và 9,2 mg đối với phụ nữ trưởng thành/ngày. Thông thường, bạn có thể nhận đủ kẽm từ các loại thực phẩm như:

  • Hàu
  • Thịt bò
  • Ngũ cốc và yến mạch tăng cường kẽm
  • Đậu lăng
  • Đậu phộng
  • Sữa chua Hy Lạp

Tuy nhiên, có thể hữu ích khi xem xét việc bổ sung kẽm theo chỉ định của bác sĩ nếu chế độ ăn không cung cấp đủ.

2.5 Uống đủ nước

Hydrat hóa là chìa khóa cho một cơ thể và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nước rất cần thiết cho một số chức năng thiết yếu trong cơ thể, bao gồm:

  • Hoạt động như một chất dinh dưỡng quan trọng
  • Điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể
  • Chuyển hóa và vận chuyển chất dinh dưỡng trong máu
  • Xả chất thải
  • Hoạt động như một bộ giảm xóc cho não và tủy sống
  • Ở người mang thai, hoạt động như một chất giảm xóc cho thai nhi
  • Bôi trơn các khớp…

Uống nhiều nước khi bị ốm cũng rất quan trọng. Nước bổ sung lượng chất lỏng mà cơ thể đang mất đi qua phổi mỗi khi bạn ho và lượng nước bị mất do đổ mồ hôi.

2.6 Vận động cơ thể

Nhiều nghiên cứu cho thấy, lợi ích của việc tập thể dục từ trung bình đến mạnh:

  • Tăng sức mạnh cho phản ứng miễn dịch
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Giảm viêm…

Tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh là những yếu tố quan trọng nhất đối với hệ thống miễn dịch. Ngược lại, những người có lối sống ít vận động có nhiều khả năng bị cảm lạnh hoặc các bệnh truyền nhiễm khác hơn.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến nghị,150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải hàng tuần; hoặc, 75 phút hoạt động ở cường độ cao/tuần.

Tập thể dục tại nhà từ 15 đến 20 phút, nhảy dây hoặc chạy bộ tại chỗ, đi bộ nhanh quanh khu phố vài lần một tuần… là những cách tốt để đổ mồ hôi, bổ sung vào lịch trình tập luyện của bạn.

2.7 Ngủ đủ giấc

Có mối liên hệ giữa việc thiếu ngủ và dễ bị ốm hơn. Ngủ là thời gian giúp cơ thể tái tạo và phục hồi. Người lớn từ 18 – 64 tuổi, cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Trẻ lớn tuổi cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng, trẻ em và thanh thiếu niên cần ngủ nhiều hơn. Nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

2.8. Giảm căng thẳng

Căng thẳng, lo lắng… không được kiểm soát có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và ức chế hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, căng thẳng có thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm và mất cân bằng hệ vi sinh vật.

Căng thẳng kéo dài cũng làm tăng nồng độ hormone cortisol và adrenaline. Quá nhiều loại hormon này có thể gây hại cho cơ thể.

Bạn có thể thực hiện các bước nhỏ để giúp thư giãn, giảm căng thẳng, bao gồm:

  • Ngồi thiền
  • Ra ngoài đi dạo
  • Nói chuyện với bạn
  • Hoàn thành một buổi tập luyện xả stress…

2.9 Thực hành vệ sinh đúng cách

Khi nói đến việc giữ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, rửa tay đúng cách là một trong những điều quan trọng nhất. Rửa tay bằng xà phòng với nước cần thực hiện trong ít nhất 20 giây. Theo CDC, đây là thời gian tối thiểu cần thiết để giảm đáng kể số lượng vi sinh vật trên da của bạn. Nên rửa tay trước và sau bất kỳ tiếp xúc rủi ro nào, như sau khi đi vệ sinh, hắt hơi hoặc ho…

Ngoài ra, hãy rửa tay trước khi chế biến thức ăn, sau khi chăm sóc người thân bị bệnh, điều trị vết thương hoặc chạm vào bất kỳ tay nắm cửa, núm vặn, công tắc hoặc bề mặt nào… được sử dụng công cộng…

Nếu bạn không thể có xà phòng và nước có thể sử dụng nước rửa tay khô, cũng rất hữu ích. Nếu da tay của bạn dễ bị khô có thể bôi kem dưỡng ẩm phù hợp.

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống

Facebook
Twitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM