Previous slide
Next slide

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

3 bài thuốc hỗ trợ trị bệnh tim liên quan đến tăng huyết áp

Bệnh tim có liên quan mật thiết với rối loạn chuyển hóa như tăng mỡ máu (cholesterol, triglycerit ), đái tháo đường, tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành…

1. Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm của bệnh tim

Bệnh tim chủ yếu có liên quan đến các yếu tố nguy cơ sau:

  • Ăn uống không cân bằng.
  • Mỡ trong máu cao.
  • Tăng huyết áp.
  • Đái tháo đường.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Ít hoạt động thể lực
  • Hút thuốc lá, căng thẳng tinh thần…

Nguy hiểm nhất đối với người bệnh tim mạch là đột quỵ, tai biến mạch máu não… có thể dẫn tới các di chứng về rối loạn ngôn từ, nhận thức, rối loạn vận động, liệt nửa người, đại tiểu tiện không tự chủ… thậm chí tử vong.

Theo thống kê, có tới 30% bệnh nhân bị tai biến có thể tử vong trong vòng vài tháng; nếu sống sót đều có thể bị tai biến trở lại hoặc bị đột quỵ tim trong vòng vài năm. Bệnh nguy hiểm này là do xơ vữa động mạch tạo nên các cục máu đông hoặc các cục xơ vữa bị bong ra đi đến các nơi mạch máu nhỏ như mạch vành, mạch não gây tắc hoặc bị đứt ra gây chảy máu ồ ạt.

2. Bài thuốc điều trị bệnh tim có liên quan đến tăng huyết áp

Tùy từng chứng trạng (biểu hiện) mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Bài thuốc ‘Ích thận, giáng áp thang’

– Biểu hiện: Đau đầu, chóng mặt, xây xẩm nhìn vật chuyển động, tăng huyết áp, hay buồn nôn, nôn ra nước đắng, chân tay lạnh; mạch trầm nhỏ, nhanh.

– Bài thuốc: Trúc nhự 10g, phục linh 15g, long cốt 12g, long đảm thảo 10g, xuyên khung 6g, thiên ma 10g, hoàng liên 6g, thạch xương bồ 10g, hạt dành dành 10g, kí sinh cây dâu 10g, hạ khô thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang

– Công dụng: Bài thuốc là những vị thuốc đắng như hoàng liên, hắc chi tử (hạt dành dành), hạ khô thảo, phục linh, thạch xương bồ… có công dụng hóa đàm khai khiếu, hạ đàm; thiên ma, long cốt giúp bình gan, tiềm dương, dập phong; xuyên khung có tác dụng lý huyết; ký sinh cây dâu có tác dụng dưỡng gan, ích thận.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, hạ khô thảo, hoàng linh, chi tử (hạt dành dành), phục linh, xuyên khung, kí sinh cây dâu đều có tác dụng giảm huyết áp. Thiên ma vừa có tác dụng giảm huyết áp vừa có thể kháng chóng mặt, trị đau đầu.

Bài thuốc này có hiệu quả trị liệu thích hợp đối với người bệnh tim có tính cao huyết áp đàm hỏa. Sau khi uống thuốc, người bệnh kiêng uống rượu, hút thuốc, ăn chất kích thích.

Hoa hòe có tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp và giảm mỡ trong máu trong điều trị bệnh tim.

Bài thuốc ‘hoạt huyết, giáng áp thang’

– Biểu hiện: Cao huyết áp, đau đầu, chóng mặt, đoản hơi, tim đập nhanh.

– Bài thuốc: Khổ sâm 10g, xung úy tử (hạt ích mẫu), quyết minh tử 20g, sơn trà 15g, hoa hòe 25g, ngũ vị tử 10g, từ thạch 15g, ngưu tất 15g, thiên trúc hoàng 15g. Sắc uống.

– Công dụng: Bài thuốc có hiệu quả trị liệu rõ rệt đối với người bệnh tim do cao huyết áp. Quyết minh tử, từ thạch, ngũ vị tử có tác dụng bình gan, tiềm dương; thiên trúc hoàng, sơn trà có tác dụng tả nhiệt, hóa đàm, tán ứ; hoa hòe, xung úy tử, khổ sâm, ngưu tất có tác dung hoạt huyết, thuận khí, mát gan thanh nhiệt, hạ huyết áp. Cả bài thuốc có công hiệu tả hỏa, tán ứ, hóa đàm, bổ thận, ích tinh, dưỡng âm, tiềm dương.

Nghiên cứu dược ý hiện đại cho thấy, trong bài thuốc lấy quyết minh tử, ngưu tất, hoa hòe, sơn trà có tác dụng giảm huyết áp và giảm mỡ trong máu; khổ sâm có thể điều chỉnh nhịp tim, có hiệu quả trị liệu tốt đối với nhịp tim nhanh. Do đó, bài thuốc này có thể dùng cho cao huyết áp kèm theo nhịp tim không đều và mỡ trong máu tăng cao. Khi uống thuốc phải kiêng ăn cay, nóng, hút thuốc, uống rượu.

Bài thuốc ‘thanh gan, giáng áp thang’

– Biểu hiện: Tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, căng đầu, nhìn vật hoa mắt, đi đứng không vững, tâm phiền, miệng khô, lòng bàn tay, chân nóng, đại tiện táo, mặt đỏ như uống rượu, lưỡi đỏ, tưa mỏng vàng, mạch huyền, nhỏ nhanh.

– Bài thuốc: Hạ khô thảo 30g, tầm gửi cây dâu (tang kí sinh) 20g, hoàng cầm 15g, bạch thược 25g, ngưu tất 35g, câu đằng 15g. Sắc nước uống.

– Công dụng: Bài thuốc có công hiệu thanh gan, tả hỏa, bình can, tiềm dương, dưỡng âm, nhu huyết, hạ huyết áp.

Khi ứng dụng lâm sàng có thể tùy triệu chứng mà gia giảm, nếu đau đầu cho thêm thiên ma, địa long; nếu chóng mặt cho thêm thạch quyết minh; nếu miệng khô, họng khát cho thêm sa sâm, mạch môn đông, hoa cúc; nếu mất ngủ, ngủ hay mơ cho thêm táo nhân sao, dạ giao đằng; nếu đại tiện khô cho thêm đại hoàng; nếu tiểu tiện sẻn, đỏ cho thêm mộc thông, trúc điệp; nếu tức ngực, tâm phiền cho thêm cát cánh, sài hồ, chi tử.

Khi uống thuốc cần kiêng thức ăn dầu mỡ, tránh xúc động mạnh.

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống

Facebook
Twitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM