Previous slide
Next slide

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

Hơn 11.000 người Sài Gòn bị sốt xuất huyết

Từ đầu năm đến nay, TP HCM có gần 11.500 ca mắc sốt xuất huyết, cướp đi sinh mạng 4 người.

Tại hội nghị Tăng cường công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm đường hô hấp chiều 16/10, ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho biết dịch sốt xuất huyết đang diễn tiến phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Từ đầu năm đến nay thành phố ghi nhận gần 11.500 ca bệnh, tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái, 4 trường hợp tử vong gồm cả người lớn và trẻ nhỏ.

Dịch xuất hiện tại tất cả quận huyện thành phố. 121 phường xã trọng điểm có nhiều ổ dịch nhất, tập trung tại 8 quận gồm Thủ Đức, Bình Tân, 12, Tân Phú, Hóc Môn, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Chánh, chiếm 50% số ca được báo cáo.

Tr? nh?p vi?n vo s?t xu?t huy?t gia tang nhanh, d?n d?n tonh tr?ng quo t?i. Nhi?u b?nh nhon ph?i n?m ? ngoài hành lang Khoa Nhi?m, B?nh vi?n Nhi d?ng 2, TP HCM. ?nh: Thi Ngoan.
Trẻ nhập viện vì sốt xuất huyết gia tăng nhanh, dẫn đến tình trạng quá tải. Nhiều bệnh nhân phải nằm ở ngoài hành lang Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM. Ảnh: Thi Ngoan.

Theo ông Dũng, có nhiều yếu tố nguy cơ làm bộc phát dịch và tăng mật độ loăng quăng, muỗi truyền bệnh. Chẳng hạn như quá trình đô thị hóa và ô nhiễm môi trường, xuất hiện nhiều bãi phế liệu xen lẫn trong khu dân cư và dọc tuyến kênh rạch. Nhiều xí nghiệp, công ty có phế liệu thải đọng nước mưa. Các công trình làm đường, cấp thoát nước đang thi công. Các khu vực vui chơi giải trí ngoài trời không thường xuyên vệ sinh môi trường để ứ đọng nước. Các khu nhà trọ phát triển, điều kiện vệ sinh môi trường kém. Nhiều khu quy hoạch bỏ trống và nhà hoang chứa vật dụng phế thải đọng nước. Các hộ gia đình sử dụng lu vại để chứa nước sạch đậy nắp không kín. Bên cạnh đó là sự chủ quan của người dân trong việc phòng chống dịch, diệt lăng quăng, khiến cho bệnh bùng phát và lan nhanh.

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng với nhiều ổ dịch kéo dài vượt sức ở tuyến cơ sở, ngành y tế TP HCM đã có nhiều biện pháp ngăn chặn như kiểm soát điểm nguy cơ, phun xịt hóa chất, tuyên truyền tại các hộ dân, tổ chức các buổi giáo dục ý thức phòng chống cho học sinh, sinh viên. Các cơ sở y tế địa phương cũng buộc những doanh nghiệp, công ty xây dựng trên địa bàn ký cam kết thực hiện quy định về vệ sinh môi trường và xử phạt những đơn vị vi phạm để xảy ra dịch bệnh. 6 đơn vị bị phạt từ 750.000 đến 1,5 triệu đồng vì để xảy ra ổ dịch.

Bên cạnh đó, các phường, khu phố đều tổ chức các đội diệt loăng quăng với lực lượng nòng cốt là dân quân tự vệ, cán bộ tổ dân phố, đoàn viên thanh niên, hội phụ nữ. Vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, đội này đi đến từng hộ dân hướng dẫn diệt loăng quăng, dọn dẹp vệ sinh môi trường, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, không để bị sốt xuất huyết.

Tuy nhiên, ông Dũng nhìn nhận công tác ứng phó với dịch bệnh còn nhiều hạn chế do nhân sự tại địa phương không có chuyên môn, đôi lúc công tác tuyên truyền còn nặng tính hình thức, một chiều, chưa thuyết phục nên chưa nhận được sự hưởng ứng tham gia của người dân. Bên cạnh đó, do chưa thực sự ý thức được mối nguy hiểm của dịch bệnh, nhiều gia đình không chú trọng khâu phòng bệnh ngay từ đầu mà đợi đến khi có dịch mới mong chờ cơ quan y tế đến phun xịt thuốc. Lúc này bệnh đã lây lan trên diện rộng, việc khoanh vùng rất khó khăn.

Để khắc phục tình trạng này, TP HCM chủ trương phát động chiến dịch “loại bỏ phế thải” đồng loạt tại các quận huyện. Bên cạnh những lực lượng nòng cốt, chương trình hướng tới mục tiêu thu hút mọi người dân cùng tham gia tổng vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng vào những ngày cuối tuần với phương châm “không có loăng quăng, không có sốt xuất huyết”.

Bo truong Nguyen Thi Kim Tien phat bieu tai hoi nghi.Anh:Thi Ngoan
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thi Ngoan.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, lưu ý sốt xuất huyết là một trong những bệnh có tốc độ lây lan nhanh nhất do tác nhân lây truyền là muỗi, một loài côn trùng rất phổ biến, đặc biệt ở vùng nhiệt đới. Các báo cáo cho thấy bệnh đang gia tăng nhanh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay 3,9 tỷ người tại 128 quốc gia có nguy cơ mắc bệnh này, mỗi năm có 390 triệu trường hợp mắc, trong đó 96 triệu ca nặng cần nhập viện.

Theo thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại khu vực Đông Nam Á có 7 nước bị sốt xuất huyết nặng như Malaysia (khoảng 90.000 ca), Philippine (79.000), Campuchia (8.000), Singapore (7.500)…. Từ năm 1980 trở lại đây khu vực này ghi nhận số trường hợp mắc tăng 5 lần so với 30 năm về trước và đang có xu hướng gia tăng. Riêng Việt Nam, từ đầu năm đến nay có gần 47.000 ca sốt xuất huyết khắp 54 tỉnh thành. Trong đó 30 ca tử vong tập trung tại miền Nam và miền Trung. Các chuyên gia khuyến cáo, con số này có xu hướng tiếp tục gia tăng trong thời gian sắp tới.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, việc cần làm hiện nay là tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc phòng chống dịch bệnh, tăng cường tập huấn ứng phó với dịch bệnh cho một số tỉnh thành có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, các bệnh viện tuyến cuối cần hỗ trợ nhân lực và trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến quận, huyện, xã nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, tránh tình trạng lây nhiễm chéo dẫn đến tử vong tại bệnh viện lớn do quá tải.

Bộ trưởng nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu chung là giảm số lượng ca mắc mới, giảm tỷ lệ tử vong do dịch bệnh, cần có sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể, chính quyền từ trung ương đến địa phương. Trong những trường hợp cần thiết, có thể áp dụng biện pháp chế tài, phạt tiền đối với các đơn vị không tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường hoặc không hợp tác trong việc phòng chống dịch bệnh.

Thi Ngoan

Facebook
Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM