Previous slide
Next slide

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

Sự biến hoá của khí hậu có tác động gì đến cơ thể người?

Sự biến đổi khí hậu giữa các mùa xuân, hạ, thu, đông là khác nhau, và tác động lên cơ thể con người cũng khác. Người già nhạy cảm với khí hậu hơn người trẻ. Điều này là do người già có hệ tim mạch yếu hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi thay đổi khí hậu. Vậy những thay đổi theo mùa có ảnh hưởng gì đến cơ thể con người?

1. Tác động của khí hậu đến sức khỏe và tâm trạng của con người

Chúng ta biết rằng khí hậu có tác động đến một số bệnh như: viêm khớp, bệnh tim. Khí hậu thay đổi cũng có thể gây tâm trạng khó chịu. Do đó, mọi người nên nắm vững các quy luật biển đổi này, phát huy tính năng động chủ quan, chú ý khắc chế và phòng hộ.

Ngày mưa sẽ khiến tâm trạng mọi người trầm uất hơn. (Ảnh: Pexels)

2. Độ ẩm và áp suất khí quyển ảnh hưởng đối với con người

Những ngày mưa sẽ khiến mọi người cảm thấy chán nản. Trong những ngày độ ẩm cao, có tương đối nhiều người mắc chứng trầm cảm. Khi áp suất không khí cao hơn hoặc thấp hơn bình thường, mọi người sẽ cảm thấy buồn ngủ và dễ dàng sinh ra các bệnh khác nhau.

3. Tác động của khí hậu đến giấc ngủ của con người

Khí hậu nào là lý tưởng nhất cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người: Nhiệt độ khoảng dưới 21°C, tốt nhất là có một chút gió nhẹ và ánh sáng mặt trời không quá mạnh. Cơ thể con người đẳng nhiệt, để giữ cho nhiệt độ cơ thể không đổi, cần phải liên tục thải nhiệt do quá trình trao đổi chất sinh ra ra thế giới bên ngoài, để nhiệt độ da cao hơn nhiệt độ bên ngoài. Khi nhiệt độ gần với nhiệt độ da, tản nhiệt sẽ không thuận thông, sẽ sinh ra cảm giác khó chịu. Lúc này, cơ thể con người sẽ tăng tiết mồ hôi và giải phóng nhiệt bằng cách tản nhiệt.

Thay đổi khí hậu theo mùa và thay đổi thời tiết khắc nghiệt có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh rằng con người có thể sử dụng điều kiện thời tiết và khí hậu thuận lợi để điều trị bệnh, thường được gọi là liệu pháp khí hậu. Chẳng hạn như liệu pháp khí hậu núi cao, trị liệu khí hậu ven biển, trị liệu khí hậu sa mạc, trị liệu khí hậu rừng. Mọi người có thể căn cứ tình hình sức khỏe bản thân mà lựa chọn thắng địa trị liệu nghỉ dưỡng.

Thời tiết rất lạnh thực sự không tốt cho tim mạch. (Ảnh: Pexels)

4. Tác động của khí hậu cực lạnh và cực nóng đối với người mắc bệnh tim

Nhiệt độ khắc nghiệt, đặc biệt là thời tiết rất lạnh có thể khiến hệ thống tim mạch của người ta bị quá tải. Số người chết vì bệnh tim vào mùa đông nhiều hơn so với các mùa khác. Do khi nhiệt độ không khí vô cùng thấp, mao mạch ngoại vi co lại, tim cần dùng lực để ép máu để giữ ấm cho cơ thể. Do đó, trong điều kiện khí hậu lạnh, lao động chân tay nặng nhọc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim. Vào mùa hè, nắng nóng làm tăng nhịp tim, tăng tiết mồ hôi và tăng huyết áp. Khí hậu cực kỳ lạnh và cực nóng có thể làm quá tải hệ thống miễn dịch của con người và làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể.

5. Tác động của máy điều hòa không khí và máy sưởi

Những thiết bị này tạo ra khí hậu nhân tạo trong phòng, để mọi người tránh được tác động của thời tiết cực lạnh, cực nóng và cực ẩm, nhưng điều hòa không khí hấp thụ các ion âm trong không khí, tạo ra một số lượng lớn cation, đối với chức năng não và cảm xúc có tác động tiêu cực.

Sự biến hoá của khí hậu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người. Do đó, người cao tuổi rất cần làm chủ những thay đổi của thời tiết và khí hậu.

  • Thứ nhất, tăng và giảm quần áo kịp thời để đối phó với biến đổi khí hậu.
  • Thứ hai, dùng biện pháp trước để ngăn ngừa các vấn đề trước khi chúng xảy ra.
  • hứ ba, tránh các bệnh khác do cúm gây ra.

Tóm lại, tăng cường tập thể dục, cải thiện thể lực và tránh các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đối với cơ thể con người là những cách quan trọng để người cao tuổi duy trì sức khỏe tốt để đối phó những biến động của khí hậu thời tiết.

Facebook
Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM