Previous slide
Next slide

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

10 loại tinh dầu giúp làm ấm cơ thể

Vào mùa lạnh có nhiều cách để làm ấm cơ thể như ăn uống, vận động, xoa bóp… trong đó sử dụng tinh dầu từ cây cỏ thiên nhiên cũng là một cách tuyệt vời giúp bạn cảm thấy ấm áp và sảng khoái.

Sử dụng tinh dầu đúng cách là một cách làm ấm cơ thể trong mùa lạnh.

1. Tinh dầu long não (ravintsara)

Tinh dầu long não rất lý tưởng vào mùa đông để kích thích hệ thống miễn dịch và làm thông thoáng đường hô hấp. Bạn có thể bôi tinh dầu long não vào tay, chân, bàn tay và bàn chân, giúp lưu thông máu và làm ấm cơ thể. Tinh dầu này có thể sử dụng cho trẻ từ 7 tuổi trở lên.

Tinh dầu long não kích thích hệ thống miễn dịch và làm thông thoáng đường hô hấp.

2. Tinh dầu cây bách

Tinh dầu cây bách kích hoạt lưu thông máu. Tinh dầu này nên được pha loãng khoảng 20% trong một loại dầu thực vật và thoa lên những nơi bị ớn lạnh như bàn chân, bàn tay, bụng hoặc lưng… sẽ mang lại cảm giác ấm nóng tức thì cho bạn.

3. Tinh dầu lộc đề xanh (wintergreen)

Tinh dầu lộc đề xanh được sử dụng trong xoa bóp pha loãng với tỷ lệ 5%. Đây là loại tinh dầu cần thiết cho các vận động viên và những người có vấn đề về khớp, cơ nhờ đặc tính chống viêm của nó. Loại tinh dầu này cung cấp một cảm giác nóng dễ chịu ngay lập tức.

4. Tinh dầu oải hương

Tinh dầu hoa oải hương chứa nhiều xeton. Các hợp chất này tác động lên hệ tuần hoàn sẽ khiến cơ thể ấm dần lên. Tinh dầu oải hương nên được sử dụng bằng cách xoa bóp và pha trong một chế phẩm được pha loãng đến 5%. Tinh dầu oải hương chỉ dành cho trẻ trên 7 tuổi.

Tinh dầu oải hương tác động lên hệ tuần hoàn giúp làm ấm cơ thể.

5. Tinh dầu cỏ xạ hương

Tinh dầu cỏ xạ hương nên được pha loãng thành 20% và dùng để xoa bóp nhằm xua tan cảm giác ớn lạnh do hạ nhiệt độ. Dịu nhẹ, loại tinh dầu này có thể được sử dụng cho trẻ em và người già.

6. Tinh dầu húng hương (hoa môi)

Tinh dầu húng hương có khả năng làm ấm da khi tiếp xúc. Vì tính chất gây kích ứng da mạnh của tinh dầu này nên bạn nên sử dụng một cách thận trọng và pha thật loãng (tối đa 5 đến 10%). Bắt buộc phải kiểm tra da (ở nếp gấp khuỷu tay) trước khi sử dụng tinh dầu. Nếu da trở nên ấm và/hoặc đỏ, nên tiếp tục pha loãng cho đến khi không quan sát thấy phản ứng nữa.

7. Tinh dầu thông Xcốt-len

Tinh dầu của cây thông này có các đặc tính khử trùng đường hô hấp và hoàn hảo để chống lại sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần, cũng như những cơn cảm lạnh đầu tiên. Để có được các lợi ích này, tinh dầu nên được sử dụng bằng cách hít ẩm (pha loãng một vài giọt tinh dầu trong một bình chứa nước nóng, sau đó xông) hoặc hít khô: Thoa một vài giọt tinh dầu thông lên khăn tay hoặc một viên đá cuội rồi thỉnh thoảng hít.

8. Tinh dầu quế

Tinh dầu quế có tác dụng làm tăng lưu lượng máu cục bộ, làm nóng tại chỗ. Hiệu ứng này có lợi cho việc làm ấm da. Tinh dầu quế cũng được sử dụng trong liệu pháp hương thơm để giảm các triệu chứng của cảm lạnh và cúm. Khi được khuếch tán trong môi trường trong nhà, mùi hương của tinh dầu sẽ đem lại cảm giác ấm áp, sảng khoái. Hương thơm này có tác dụng làm dịu thần kinh và trị liệu.

Tinh dầu quế tăng lưu lượng máu cục bộ, làm ấm cơ thể.

9. Tinh dầu bạch đàn, hương thảo, long não

Tinh dầu của cây bạch đàn được sử dụng trong ứng dụng tại chỗ, kết hợp với tinh dầu của cây hương thảo và long não. Toàn bộ các loại tinh dầu này được pha loãng thành 10% trong dầu thực vật. Phương pháp này giúp làm ấm cơ thể và thư giãn các cơ.

10. Tinh dầu hương thảo, oải hương với long não

Tinh dầu của cây hương thảo với long não giúp làm ấm cơ thể trong trường hợp hạ nhiệt hoặc làm ấm cơ trước khi gắng sức. Trong một chai 10 ml, nhỏ 7 đến 8 giọt tinh dầu oải hương và 7 đến 8 giọt tinh dầu hương thảo với long não. Thêm 10 ml dầu thực vật. Thoa 10 đến 20 giọt hỗn hợp tại chỗ và xoa bóp sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp và dễ chịu vô cùng trong mùa đông lạnh lẽo.

Nguồn: Sức Khoẻ & Đời Sống 

Facebook
Twitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM