Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng bệnh mạn tính, gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của thầy thuốc, với sự hỗ trợ của một số thảo dược, bạn có thể giảm tình trạng bệnh bằng việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
1. Thảo dược tốt cho đường ruột
Những loại thảo mộc này có tác dụng cải thiện sức khỏe tiêu hóa tổng thể. Chúng có thể được chỉ định cho hội chứng ruột kích thích với biểu hiện táo bón hoặc tiêu chảy chiếm ưu thế hoặc loại xen kẽ.
1.1 Tinh dầu bạc hà
Dầu bạc hà là thực phẩm bổ sung thảo dược duy nhất nhận được sự chấp thuận của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ do hiệu quả của nó trong việc giảm đau bụng.
Chất giảm đau này được cho là kết quả của tác dụng của dầu bạc hà đối với nhu động ruột. Dầu bạc hà có tác dụng làm thư giãn các cơ của ruột, dẫn đến làm giảm co thắt cơ gây đau bụng.
1.2 Cây du trơn
Cây du trơn chứa chất nhầy, một chất trở thành một loại gel trơn khi trộn với nước. Chất nhầy này bao phủ và làm dịu sự kích ứng trên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, cây du trơn còn chứa hỗn hợp làm tăng nhu động ruột, giúp giảm táo bón.
1.3 Chiết xuất lá atisô
Một phương thuốc tự nhiên mới hơn trong danh sách điều trị hội chứng ruột kích thích là chiết xuất lá atisô (ALE). Trong một phân tích tổng hợp năm 2016, các nghiên cứu khác nhau chỉ ra rằng ALE có hiệu quả với nhu động ruột, cụ thể làm giảm táo bón và tiêu chảy từ thường xuyên xuống mức “bình thường”.
Có được điều này là do một hợp chất chống co thắt nhất định gọi là cynaropicrin có trong lá atisô.
2. Thảo dược hỗ trợ trị triệu chứng hội chứng ruột kích thích
2.1 Táo bón
Một số loại thảo mộc và các chế phẩm từ thảo dược được coi là có hiệu quả trong điều trị táo bón vì chúng có tác dụng nhuận tràng. Trong số đó:
– Quả me rừng: Quả me rừng được tìm thấy ở khắp châu Á. Quả tươi là vị thuốc nhuận tràng. Nếu dùng dưới dạng mứt cũng có tác dụng chữa tiêu chảy.
– Triphala: Là một chế phẩm thảo dược được làm từ quả của 3 loại cây bao gồm cây bàng hội (bibhataki), cây chiêu liêu (haritaki) và me rừng (Amalaki). Ngoài tác dụng nhuận tràng, triphala còn có tác dụng giảm đau bụng và đầy hơi.
– Thuốc nhuận tràng thảo dược:
Thảo dược có chứa các chất anthraquinones được sử dụng làm thuốc nhuận tràng. Anthraquinones là một hợp chất hữu cơ tự nhiên thường được sử dụng làm thuốc nhuộm hữu cơ, chất màu được sử dụng trong y học chữa trị táo bón.
Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng thảo dược anthraquinon không nên được sử dụng quá bảy ngày vì việc sử dụng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc và tổn thương gan.
2.2 Tiêu chảy
Một số loại thảo mộc có tác dụng giảm tiêu chảy. Bao gồm:
– Hoa cúc la mã: Hoa cúc la mã có sẵn ở dạng trà, chất lỏng hoặc viên nang, có tác dụng giảm viêm và co thắt tĩnh mạch ruột. Nhưng hoa cúc la mã không thích hợp cho các trường hợp theo chế độ ăn kiêng dành cho người theo chế độ ăn kiêng FODMAP thấp cho người bị hội chứng ruột kích thích.
– Các loại trà lá berry: Bao gồm những loại trà được làm từ lá việt quất, blackberry hoặc mâm xôi, có chứa tannin có thể làm giảm viêm và bài tiết chất lỏng trong ruột.
Nguồn: Sức khỏe và Đời sống