Previous slide
Next slide

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

Tầm quan trọng của chất béo trong bữa ăn dặm của trẻ

Nếu thiếu hụt chất béo, cơ thể không hấp thu tốt vitamin A, D, E, K; ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.

Ăn dặm kiểu Nhật và tự chỉ huy là hai trong số những phương pháp mẹ Việt hiện đại thường áp dụng cho trẻ. Chúng tuy khác nhau về quy trình chế biến, cách thức cho trẻ ăn nhưng đều cần đủ 4 nhóm chất thiết yếu gồm đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, tỷ lệ chất béo cần chiếm 30-45% trong khẩu phần.

Ở xứ hoa anh đào, trẻ thường được làm quen với cá, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ từ những ngày đầu ăn dặm. Các thực phẩm này có thành phần đạm, xơ và chất béo có lợi cho não bộ, tim mạch, hệ tiêu hóa và thường không khiến trẻ béo phì.

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) tuy khác cách chế biến so với ăn dặm kiểu Nhật nhưng cũng đề cao vai trò của chất béo. Món cá hồi áp chảo thường được các mẹ áp dụng phương pháp BLW ưa chuộng do giàu DHA, EPA, lại mềm, không xương, màu sắc bắt mắt. Món ăn này phù hợp cho trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên tập cầm nắm, quan sát và nếm thử.

Thực đơn phong phú nhưng thiếu chất béo có thể khiến trẻ chưa hấp thu đủ dưỡng chất cần thiết, có thể ảnh hướng sự phát triển não bộ. Ảnh: Shutterstock.

Lý giải về tầm quan trọng của chất béo trong các phương pháp ăn dặm hiện đại, Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Phó tổng thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, khẩu phần ăn cho trẻ trong 3 năm đầu đời, gồm cả giai đoạn ăn dặm cần đầy đủ, cân bằng 4 nhóm đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Tỷ lệ chất béo trong khẩu phần phải chiếm 30-45% mới đảm bảo trẻ không bị thiếu chất. Thiếu hụt chất béo có thể dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển thể lực, cân nặng, chiều cao và nhất là ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Lượng chất béo trong khẩu phần của trẻ 6-12 tháng cần chiếm khoảng 45% và 1-3 tuổi là 30-40%.

Bác sĩ Sơn nhấn mạnh, các mẹ cần hiểu rõ vai trò của chất béo. Nhiệm vụ quan trọng của chất béo là tham gia cấu tạo tế bào não trong 3 năm đầu đời, chiếm đến 60% thành phần vật chất của não bộ trẻ. Chúng là dung môi hòa tan vitamin A, D, E, K, đưa các vitamin vào trong cơ thể. Chất này còn tham gia sản sinh năng lượng, giữ thân nhiệt trẻ ổn định. Nếu cha mẹ quên bổ sung chất béo cho con thì nỗ lực chuẩn bị thực đơn bổ dưỡng đều trở thành “nước đổ lá khoai”.

Chất béo có lợi cho trẻ có trong mỡ động vật, trứng, sữa, các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè, dầu gạo… Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu dồi dào DHA, EPA – hai dưỡng chất cần thiết cho trẻ phát triển não bộ. Trung bình, cứ 100 gram cá hồi sẽ có khoảng 3,1 gram DHA, EPA, hàm lượng này thường cao hơn các loại cá và thực phẩm khác. Bác sĩ Sơn phân cho biết, DHA, EPA được ví như những viên gạch xây ngôi nhà bộ não. DHA chiếm khối lượng lớn chất xám của não liên quan đến khả năng học tập, tiếp thu, trong khi, EPA là thành phần trọng yếu đảm bảo chức năng truyền, nhận tín hiệu của não bộ.

Dầu ăn cho trẻ có chiết xuất cá hồi được nhiều mẹ lựa chọn. Ảnh: Shutterstock.

Dù cá hồi bổ dưỡng nhưng trẻ không thể ăn cá hồi hàng ngày. Bổ sung dầu ăn dinh dưỡng đặc chế từ cá hồi vào khẩu phần ăn là một trong những cách góp phần giúp trẻ có đủ lượng chất béo cần thiết. Liều lượng dầu ăn của mỗi bữa là 5ml (tương đương một muỗng cà phê). 10ml dầu cá hồi mỗi ngày có thể đủ lượng DHA, EPA cần thiết.

Nguồn Vnexpress

 

Facebook
Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM