Previous slide
Next slide

CHUYÊN MỤC

TIN TỨC Y KHOA MỚI NHẤT

Bệnh sốt xuất huyết: đừng mất cảnh giác khi mùa mưa vào cao điểm

Bên cạnh dịch COVID-19, mùa mưa đến cũng là lúc phải nâng cao cảnh giác với nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác, trong đó có sốt xuất huyết.

Mùa mưa dễ khiến bệnh sốt xuất huyết bùng phát do muỗi sinh sản nhiều

Bệnh đang có nguy cơ bùng phát trên nhiều tỉnh thành và gây ra nỗi lo ‘dịch chồng dịch’ trong nước.

Khí hậu Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều cộng thêm hệ thống sông ngòi chằng chịt, lí do này trở thành điều kiện thuận lợi khiến muỗi sinh sôi phát triển, dẫn đến nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

1. Muỗi vằn là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết chủ yếu do vi-rút Dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) gây ra. Muỗi cái sẽ hút máu từ vật chủ nhiễm bệnh, sau đó vi-rút này có khả năng tồn tại trong cơ thể muỗi từ 8-11 ngày rồi truyền bệnh sang người khỏe mạnh qua vết đốt.

Với người mới nhiễm sốt xuất huyết, gần như không thể phát hiện ra bệnh vì không có triệu chứng đặc trưng nào, hoặc nếu có cũng rất mờ nhạt. Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài còn tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa, khả năng miễn dịch của mỗi người.

Muỗi vằn là nguyên nhân chủ yếu gây lây lan bệnh sốt xuất huyết

Tại TP.HCM, chỉ trong bốn tháng đầu năm đã ghi nhận hơn 6.478 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Ông Nguyễn Hữu Hưng – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cũng yêu cầu trung tâm y tế của 24 quận/huyện phải hết sức chú ý trong công tác phòng chống các dịch bệnh mùa mưa như sốt xuất huyết,…nhằm tránh tình trạng ‘dịch chồng dịch’ khi cả nước vẫn đang cố gắng đẩy lùi COVID-19.

Mùa mưa sắp tới cũng là lúc bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn. Vì vậy, cần có những biện pháp phòng chống kịp thời để bảo vệ sức khỏe cả nhà.

2. Ý thức chủ động của bản thân chính là cách phòng ngừa sốt xuất huyết tốt nhất

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc-xin phòng ngừa. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh lây trực tiếp từ người sang người, cả nhà có thể chủ động đề phòng bằng cách diệt muỗi hoặc tránh bị muỗi đốt.

– Giữ môi trường sống thông thoáng, xử lý các vũng nước ứ đọng và phát quang bụi rậm quanh nhà.

– Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chứa nước như bình hoa, vại nước… Đậy kín các vật dụng đựng nước trong nhà để muỗi không vào đẻ trứng.

– Dọn dẹp, vứt bỏ các vật dụng phế liệu trong khu vực sinh hoạt, đặc biệt là chai lọ, các mảnh vỡ có thể tụ nước, vỏ dừa,…Úp ngược chúng khi chưa sử dụng.

– Dùng đèn đuổi muỗi hoặc trồng các loại cây thảo dược, cây có mùi hương quanh nhà để xua muỗi.

– Phun hóa chất, dọn vệ sinh quanh không gian sống để tiêu diệt nơi sinh sản của muỗi.

Thu dọn các phế liệu dễ tụ nước như lốp xe, mảnh vỡ,…để hạn chế nơi sinh sản của muỗi

Bên cạnh việc giữ vệ sinh môi trường sống, có thể sử dụng thêm các sản phẩm chống muỗi dạng xịt phun sương hoặc dạng kem với thành phần an toàn để bảo vệ da mọi lúc mọi nơi.

Sốt xuất huyết là bệnh có thể chủ động phòng tránh, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn còn nhiều biến động, càng không thể để tình hình “dịch chồng dịch” gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nhà. Hãy chung tay phòng ngừa muỗi vì một cộng đồng không còn sốt xuất huyết.

Nguồn TTO

Facebook
Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐÃ VÀ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM